Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” toàn quốc lần thứ I

Đia chỉ: Số 12, Đường 15, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

Tin nổi bật

Đăng ký Email

Giáo sư kinh nghiệm

  • Phạm Thanh Hùng

    Phạm Thanh Hùng

    Viện trưởng

Tin tức

Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” toàn quốc lần thứ I

Danh mục: Tin tức

Ngày đăng: 17:37:48 25-04-2016 | 228 lượt xem

Đánh giáBình luận

Sáng ngày 26/10, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến – Egame tổ chức Lễ phát động cuộc thi “Giao thông học đường” toàn quốc lần thứ I năm học 2015-2016 tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Đây là hoạt động thiết thực nhằm triển khai nội dung thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kế hoạch số 14/KH-UBATGTQG của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2015; Kế hoạch số 704/KH-BGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong năm học 2015-2016.
 


Các đại biểu bấm nút phát động cuộc thi “Giao thông học đường” 
toàn quốc lần thứ I năm học 2015-2016 (Ảnh: KS)
Cuộc thi sẽ được triển khai rộng khắp trong cả nước từ tháng 10/2015-4/2016 với 3 vòng thi: Vòng thi cấp trường từ ngày 26/10/2015-28/2/2016; cấp tỉnh, thành phố từ 11 - 31/3/2016 và vòng thi chung kết toàn quốc diễn ra vào tháng 4/2016. “Giao thông học đường” sẽ được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm với đối tượng dự thi là các em học sinh khối trung học phổ thông trên toàn quốc.
 
Theo ban tổ chức, đề thi của cuộc thi được thể hiện phong phú dưới nhiều hình thức: chữ, ảnh, 3D…qua đó, nhiều tình huống giao thông được mô tả sinh động, hấp dẫn giúp người thi dễ hình dung. Về nội dung thi, câu hỏi sẽ bám sát các tình huống giao thông thường gặp trong đời sống, trở thành những hướng dẫn, bài học bổ ích, giúp các em nhận biết tình huống giao thông nguy hiểm và có khả năng phòng tránh.
Về thể lệ cuộc thi, mỗi thí sinh chỉ tạo một tài khoản dự thi duy nhất và dự thi online trên Website htpp://giaothonghocduong.com.vn. Sau 12 tuần thi, mỗi trường sẽ chọn ra 01 thí sinh có thời gian về đích nhanh nhất tham gia vào vòng thi tỉnh, thành phố. Sau đó mỗi tỉnh, thành phố sẽ chọn 01 thí sinh đạt giải Nhất để tham gia vào vòng thi chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra tại Hà Nội.
Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên đến 300 triệu đồng dành cho cả hai hạng mục cá nhân và tập thể. Trong đó, giải Đặc biệt cá nhân toàn quốc sẽ có trị giá 10 triệu đồng; 02 giải Nhất mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 03 giải Nhất, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng; 05 giải Ba, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, 20 giải tập thể đồng hạng, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.
Phát biểu tại Lễ phát động, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, cuộc thi là hoạt động thiết thực, góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử khi tham giao thông cho học sinh. Điều này sẽ giúp các em tiếp cận với kiến thức về an toàn giao thông một cách gần gũi, tự nhiên theo hình thức mới và hấp dẫn, đồng thời tạo điều kiện để các em học sinh bậc PTTH tiếp cận bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1, A2.
Chia sẻ về mục tiêu của cuộc thi, đại diện Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến – Egame cho rằng: "Ý tưởng của cuộc thi nhằm đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông đối với học sinh. Qua đó góp phần đẩy lùi những vi phạm giao thông, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông liên quan đến đối tượng học sinh. Với tư cách là đơn vị thiết kế, vận hành Website của cuộc thi, Egame cam kết sẽ luôn đổi mới nội dung, hình thức các phần thi để “Giao thông học đường” ngày càng hấp dẫn và đồng hành cùng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biển pháp luật về an toàn giao thông trong những năm tiếp theo".

Đánh giá: 1 sao1 sao1 sao1 sao1 sao (4.6 trên 15 bình chọn)

Bài viết khác:

123456

Bài viết đã xem

Đối tác phát triển

© Copyright Ister 2016 | Viện khoa học công nghệ & nghiên cứu giáo dục