Đào Vũ Quang đại sứ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đia chỉ: 89/14 Đường 49, KP6, P. Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM

Tin nổi bật

Đăng ký Email

Giáo sư kinh nghiệm

  • Phạm Thanh Hùng

    Phạm Thanh Hùng

    Viện trưởng

Tin tức

Đào Vũ Quang đại sứ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Danh mục: Tin tức

Ngày đăng: 17:37:27 25-04-2016 | 296 lượt xem

Đánh giáBình luận

Đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước về Toán học, là đại biểu trẻ nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị khoa học quốc tế ở Israel, Đào Vũ Quang đã trở thành đại sứ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Toán đỉnh, đàn hay
Đào Vũ Quang (SN 1998) từng đạt điểm thủ khoa thi vào lớp 10 chuyên Toán Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, nhưng rồi lại chọn Ams vì “ấp ủ nhiều dự định”.
Đến nay, Quang đã đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về Toán học, như: Giải Bạch Kim cuộc thi Toán châu Á Thái Bình Dương (APMOPS) 2011, Giải Nhì Toán Duyên hải Bắc bộ 2014, Giải Nhì Toán học trẻ Quốc tế (KIMC) 2014; Tham gia trại hè Toán quốc tế tại Đức tháng 7/2015. Liên tiếp hai năm lớp 10 và 11, cậu giành học bổng Odon Vallet của nhà trường dành cho những học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhất.
Với Đào Vũ Quang, Toán học chẳng hề khô khan mà luôn đầy cuốn hút, lãng mạn. Qua việc giải quyết những khái niệm phức tạp, bài toán khó, Quang được rèn luyện khả năng tư duy, suy nghĩ trừu tượng hơn để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Để học tốt môn Toán, theo Quang, cần phải tập trung và cố gắng tìm ra điểm mấu chốt của bài toán bằng cách nắm vững kiến thức cơ bản và thường xuyên liên hệ sự giống và khác nhau giữa các bài toán, dạng toán.
Không chỉ là cây toán trong đội tuyển của trường, Đào Vũ Quang còn được biết với khả năng chơi đàn piano chuyên nghiệp, từng giành giải Nhì tại Festival Nghệ thuật châu Á (AAF) năm 2014.
Mới đây, trong chung kết Ngày hội anh tài 2015, Vũ Quang và thí sinh Thảo Nguyên mang tới tiết mục tài năng ấn tượng khi kết hợp hát, nhảy và đàn piano. “Ngay từ nhỏ, mình được gia đình ủng hộ và khuyến khích học Toán và đàn piano. Hai môn này đều giúp mình rèn luyện tính tập trung và sự thoải mái, giải trí”, Quang cho hay.
Mục tiêu sắp tới của Quang là nỗ lực giành học bổng du học Mỹ. Giữ bí mật về tên ngôi trường hướng đến, cậu cho hay “mình muốn vào trường có thế mạnh về Toán”.
Có chí và ham học hỏi
Mùa hè trước năm học cuối cấp, Đào Vũ Quang gửi hồ sơ và được Đại học tư thục Jacobs (Đức) chọn là một trong 100 người tham gia Trại hè quốc tế Toán học tại Đức. Trong 10 ngày ở đây, nam sinh duy nhất người Việt Nam có dịp giao lưu, nghe các giáo sư Toán học nổi tiếng thế giới chia sẻ về đề tài nghiên cứu của họ. Ấn tượng lớn nhất của Quang là một giáo sư đến từ Viện đại học Princeton (một trong 8 đại học lâu đời và hàng đầu nước Mỹ) - người có thể nói chuyện về Toán học trong mọi lúc, mọi nơi.
 

Đào Vũ Quang trình bày lời giải của một bài toán thuộc chủ đề bước đi ngẫu nhiên trong Trại hè quốc tế Toán học tại Đức. Ảnh: NVCC

"Các bài học, sự giao lưu từ trại hè mang đến cho em cái nhìn mới mẻ về Toán học. Trước đây em làm Toán một cách vô cảm, chỉ chăm chăm đến số lượng, làm với tinh thần ganh đua nên từng thất bại khi thi vòng loại vào đội tuyển quốc gia năm lớp 11 khiến bản thân thất vọng. Giờ, em đã biết cần suy nghĩ sâu hơn trước mọi vấn đề, nhận ra cái đẹp, sự thú vị ở mỗi bài tập và không sợ những bài khó nữa", Quang chia sẻ. 
Một tuần sau khi trở lại Việt nam, Đào Vũ Quang tham gia Hội nghị Lãnh đạo trẻ châu Á tại Singaprore. 3 tháng sau đó, em trở thành đại biểu trẻ tuổi nhất của Việt Nam được Viện Vật lý quốc gia chọn tham gia Hội nghị Khoa học quốc tế tại Israel. Một lần nữa, việc giao lưu, nghe các nhà Nobel học trò chuyện đã giúp Quang hun đúc thêm niềm đam mê với Toán học.
 

"Em út" Đào Vũ Quang (ngoài cùng bên phải) cùng các thành viên của đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế tại Israel. Ảnh: NVCC.

"Vũ Quang có ý chí, nghiêm túc trong học tập, hoạt động ngoại khoá. Cùng với môn Toán, các môn còn lại em học đều học rất tốt. Điểm trung bình năm lớp 11 của Quang đạt 9,8", giáo viên chủ nhiệm lớp Quách Văn Giang chia sẻ.
Hướng tới công dân toàn cầu
Hiện, Vũ Quang là chủ tịch câu lạc bộ hùng biện, tranh luận (Debate Club) của Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam. Mỗi tuần câu lạc bộ sinh hoạt một lần và sẽ cùng tranh luận về một vấn đề gắn liền với giới trẻ như: Quyền tự do trên mạng xã hội; Lợi - hại các show truyền hình... “Mình là người chọn chủ đề cho các thành viên tranh luận, rồi sẽ làm trọng tài để nhận xét, đánh giá”, cậu bộc bạch.
Mới đây, Quang cùng các thành viên khác mô phỏng cuộc họp hội đồng Liên Hợp Quốc (IVMUN) thu hút 80 học sinh tham gia.
Tuân thủ cách thức tổ chức của Harvard Model với những hội đồng như Hội đồng Giải trừ quân bị, Hội đồng Môi trường, Hội đồng Tổ chức Y tế thế giới và Hội đồng Bảo an..., IVMUN có thêm Hội đồng Khủng hoảng. Ý tưởng này bắt đầu từ Lê Tấn Phát (lớp 12, Ams). Với vai trò Trưởng ban nội dung, Vũ Quang chuẩn bị nội dung, chủ đề để các hội đồng bàn luận.
“Các chủ đề bàn luận đều là những vấn đề nóng trên thế giới và có nét gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, như: An toàn hàng không, đảm bảo cân bằng giới tính, tối ưu hóa tài nguyên trong phát triển đô thị...”, Quang nói.
Qua những sân chơi này, Đào Vũ Quang cùng những thành viên trong nhóm hướng tới rèn luyện kỹ năng hùng biện, giao tiếp bằng tiếng Anh, mở rộng vốn kiến thức văn hóa - xã hội của nhiều nước trên thế giới... hướng đến trở thành công dân toàn cầu.
Đồng thời, hướng các bạn trẻ quan tâm tới những thách thức chung của cộng đồng thế giới như ô nhiễm, môi trường, mất cân bằng giới tính, bạo lực trong cộng đồng...
“Nhiều vấn đề nóng của nhiều nước trên thế giới đã có, hay bắt đầu xuất hiện trong môi trường ta đang sống. Việc tìm hiểu những vấn đề thách thức này để chung tay tìm ra hướng khắc phục, phòng chống cho cộng đồng, từ đó đóng góp vào sự phát triển của đất nước và thế giới”, Quang nói.
Năm 2015, Quang là đại biểu trẻ nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị Khoa học Quốc tế tại Israel. Đây là hội nghị truyền tới các bạn trẻ tinh thần đổi mới sáng tạo của con người.
Quang cũng tham gia Hội nghị Lãnh đạo trẻ châu Á  (ASLC) 2015 - chủ đề “Giáo dục cho mọi người”. Qua đó, học hỏi khám phá những kỹ năng khác nhau thông qua làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo.
“Công dân toàn cầu là những người có vốn hiểu biết rộng về kiến thức, trải nghiệm văn hóa - xã hội nhiều nước trên thế giới; có khả năng đối mặt với những sự khác biệt trong đời sống và quan tâm tới những thách thức chung của cộng đồng để chung tay giải quyết” -  Đào Vũ Quang chia sẻ.
 

Đánh giá: 1 sao1 sao1 sao1 sao1 sao (4.6 trên 15 bình chọn)

Bài viết khác:

1234567

Bài viết đã xem

Đối tác phát triển

© Copyright Ister 2016 | Viện khoa học công nghệ & nghiên cứu giáo dục